Mỡ chịu nhiệt là gì? Công dụng và đặc điểm của sản phẩm này như thế nào? Những kinh nghiệm chọn mỡ chịu nhiệt như thế nào để phù hợp với thiết bị sử dụng? Cùng tìm hiểu với Vật Tư Kim Khí Tiêu Tiêu qua bài viết sau nhé.
1. Mỡ chịu nhiệt là gì? Tác dụng của mỡ chịu nhiệt
Mỡ chịu nhiệt với tên tiếng Anh là High Temperature Grease hay còn gọi mỡ bò chịu nhiệt. Đây là sản phẩm được tạo ra từ quá trình pha chế dầu gốc cao cấp cùng với chất làm đặc và hệ phụ gia tăng tính chịu nhiệt. Khả năng đặc biệt của loại mỡ này là để bôi trơn, chống ma sát, chống ăn mòn. Tác dụng của mỡ không bị thay đổi trong điều kiện nhiệt độ cao theo yêu cầu của thiết bị.
Mỡ bôi trơn có dạng bán rắn, thể đặc nhuyễn nặng hơn dầu nhờn có thể làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần (nhưng không bằng dầu nhờn). Các sản phẩm mỡ chịu nhiệt có cấu trúc khá bền vững, rất thích hợp sử dụng cho các ổ bi của các loại khớp xoay và lắc, các ổ đỡ chịu tải nặng. Sản phẩm đặc biệt hữu hiệu khi dùng để phòng tránh sự hư hỏng do sự rung động quá mức hoặc bị va đập khi vận hành ở tốc độ và nhiệt độ cao.
Điểm lại những công dụng cụ thể của mỡ chịu nhiệt gồm có:
- Bôi trơn chống ma sát, chống ăn mòn các chi tiết của máy.
- Khả năng làm kín cao giúp ngăn ngừa bụi xâm nhập vào động cơ, giảm tiếng ồn khi vận hành, từ đó máy máy sẽ vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ.
- Cơ cấu bôi trơn bằng mỡ được thiết kế gọn nhẹ hơn so với cơ cấu bôi trơn bằng dầu.
Xem thêm: Mỡ bò chịu nhiệt 500 độ
2. Đặc điểm của mỡ chịu nhiệt
Mỡ chịu nhiệt có các điểm điểm kỹ thuật như sau:
- Mỡ chịu nhiệt được pha chế từ chất làm đặc, dầu gốc và phụ gia đặc biệt trong đó chất làm đặc có điểm nhỏ giọt cao, dầu gốc được lọc từ các loại có độ nhớt đáp ứng yêu cầu cùng các gói phụ gia cao cấp.
- Mỡ chịu nhiệt có tính bay hơi thấp và khả năng chống mài mòn. Nhờ vậy mà mỡ có thể sử dụng được lâu.
- Giúp ổn định nhiệt độ và chống oxy hóa, từ đó giúp tăng hiệu suất bôi trơn, đảm bảo sử dụng trong một biên độ nhiệt rộng.
- Độ ổn định cơ học cao nhờ vậy giảm tiêu hao phu gia và mỡ.
Có thể bạn quan tâm: Mỡ bò chịu nhiệt là gì?
3. Các loại mỡ chịu nhiệt phổ biến hiện nay
Các loại mỡ chịu nhiệt có thể được phân loại theo các gốc dầu:
- Mỡ chịu nhiệt điều chế từ gốc Lithium-complex
- Mỡ chịu nhiệt điều chế từ gốc Lithium
- Mỡ chịu nhiệt điều chế từ gốc Calcium
- Mỡ chịu nhiệt điều chế từ gốc Polyurea
- Mỡ bò chịu nhiệt điều chế từ gốc Calcium Sulfonate Complex
- Mỡ bò chịu nhiệt điều chế từ gốc Calcium Sulfonate
Phân loại theo nhiệt độ mà mỡ chịu nhiệt có thể hoạt động:
- Mỡ chịu nhiệt 100 độ C: dầu này thường được làm từ gốc gốc Lithium và gốc Lithium Complex. Gốc Lithium sẽ hoạt được ở nhiệt độ 130 độ C nhưng không chịu được môi trường ẩm ướt. Còn loại Lithium Complex có thể chịu được vì có tính kháng nước tốt.
- Mỡ chịu nhiệt 200 độ C: thường được làm từ gốc Polyurea với khả năng chịu nhiệt từ -30 đến +180℃ và có khả năng chịu nước cũng như nước muối tốt. Bên cạnh đó, mỡ còn có thể bôi trơn vòng bi, bạc đạn có tốc độ cao lên đến 10.000 vòng/1 phút.
- Mỡ chịu nhiệt 300 độ C: gốc Calcium Sulfonate với khả năng chịu nhiệt lên đến 300℃ và khả năng kháng nước rất tốt. Loại này thường được bôi trơn bạc đạn trong các nhà máy thép, máy tạo sóng cho dây chuyền sản xuất các loại bao bì carton, các vòng bi dùng trong lò dầu, lò hơi, hệ thống dây xích của lò sơn tĩnh điện…
- Mỡ chịu nhiệt 400 đến 1000 độ C: Các loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt độ cao này thường có thành phần tương tự mỡ bò đồng chịu nhiệt về dầu gốc, phụ gia và chất bôi trơn rắn. Sản phẩm có thể dùng trong môi trường nhiệt độ lên đến 1000℃. Chúng được ứng dụng chủ yếu trong bôi trơn ở khu vực có nhiệt độ cực cao.
4. Kinh nghiệm chọn mỡ chịu nhiệt chuẩn chuyên gia
Một số lưu ý và kinh nghiệm chọn mỡ chịu nhiệt:
- Xác định nhiệt độ làm việc của máy móc và các bộ phận bôi trơn vì mỗi loại mỡ chịu nhiệt có nhiệt độ làm việc tốt đa khác nhau.
- Xác định môi trường làm việc của máy móc là môi trường ẩm ướt hay bụi bẩn từ đó chọn loại mỡ phù hợp
- Xác định tải trọng và tốc độ của các đối tượng cần bôi trơn để chọn loại mỡ có khả năng chịu tải trọng và tốc độ phù hợp
- Xem xét các đặng tính khác như khả năng chống mài mòn, chống oxy hóa, chống nước vào chống bụi bẩn.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực này để có sự tư vấn tốt nhất
5. Hậu quả của việc chọn sai mỡ chịu nhiệt
Những hậu quả của việc chọn loại mỡ chịu nhiệt không phù hợp:
- Có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị, máy móc hay gây ra sự cố trong quá trình sử dụng.
- Mỡ bị chảy hoặc rò rỉ ra các thiết bị.
- Tạo xỉ than đen vón cục gây tắc nghẽn, ăn mòn thiết bị.
- Các chi tiết bị ăn mòn, rỉ sét nhanh chóng
- Kết cấu các chi tiết máy có thể bị phá vỡ.
- Việc thay thế vòng bi cùng các chi tiết sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp, không đảm bảo tiến độ sản xuất do năng suất của máy móc, thiết bị giảm đi.
Trên đây là những thông tin về mỡ chịu nhiệt và kinh nghiệm chọn mỡ chịu nhiệt của Vật Tư Kim Khí Tiêu Tiêu để bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về sản phẩm này và biết cách tìm loại phù hợp với cho các thiết bị của mình nhé.
Lý do khách hàng nên chọn Vật Tư Kim Khí:
Đổi trả trong 03 ngày.
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
Miễn phí vận chuyển theo chính sách giao hàng.
Giao hàng hỏa tốc tại Hải Phòng trong vòng 2 giờ.
0969.247.005 Hotline 24/7
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Cửa hàng:
Vật tư kim khí tổng hợp Kim Thành
- Địa chỉ: 15/54 Cao Thắng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, tp Hải Phòng
- SĐT: 0969.247.005
- Email: [email protected]